Thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn giai đoạn vừa qua và tiếp tục thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của người dân, doanh nghiệp và xã hội trong bối cảnh tác động mạnh mẽ
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2021-2030 tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021. Để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình
tổng thể một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, ngày 02/9/2021, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã Chỉ thị:
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ
trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành
chính phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững
mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển; lấy người
dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất
lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Cải cách hành chính phải xuất
phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững
của đất nước, những vấn đề thực tiễn chứng minh đã chín, đã rõ, được đa số đồng
thuận, thực hiện có hiệu quả thì tiếp tục triển khai. Những vấn đề mới, chưa có
quy định hoặc quy định đã vượt qua thực tiễn thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa
rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Cải cách hành
chính là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do vậy cần tăng cường vai trò
lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự đồng thuận, thống nhất của người dân, tổ
chức và xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính.
Trong quá trình tổ chức triển khai, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền một
cách sâu rộng về mục tiêu, ý nghĩa và các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, kết
quả thực hiện Chương trình tổng thể đến cán bộ, công chức, viên chức, người
dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch
ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể và chịu trách nhiệm
trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ cải
cách hành chính được giao; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nghiêm túc,
trung thực, khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính; siết chặt kỷ
luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức; xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong
triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành chính. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số cải cách hành chính của các
bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; đo lường, xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục
vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ số hài lòng của người dân đối với chất
lượng dịch vụ giáo dục, y tế công lập phù hợp với Chương trình tổng thể và với
yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đánh giá toàn diện, khách quan, công bằng, kịp thời,
phản ánh đầy đủ, đa chiều kết quả triển khai cải cách hành chính tại các bộ,
ngành, địa phương.
Triển
khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính quyết liệt, thực chất, đơn giản hóa
các điều kiện kinh doanh
Chỉ thị nêu rõ cần tập trung triển khai có hiệu quả và hoàn thành những
nhiệm vụ quan trọng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm,
chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt trong thời gian qua, gồm:
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông
thoáng, thuận lợi; đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Hoàn thiện thể chế về kinh
doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển lành
mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức, tăng cường công khai, minh
bạch, tăng cường phòng, chống tham nhũng. Đẩy mạnh và hoàn thiện thể chế, cơ
chế phân cấp, phân quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và
trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương nhằm bảo đảm quản lý nhà nước
thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng địa
phương, nhất là người đứng đầu.
Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực
chất, hiệu quả hơn; trong đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các
điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp,
không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm
hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực
tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Khẩn trương hoàn thành rà soát, thống kê, đánh
giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, chi phí tuân thủ
liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng,
hiệu quả và đúng tiến độ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ
số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; tích hợp các mẫu đơn, tờ
khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp; cung cấp các tiện ích
thông minh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi giải quyết hồ sơ thủ tục hành
chính. Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào
sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc
quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian
giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.
Giảm
tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ, nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người
dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn
Chỉ thị cũng nhấn mạnh cần tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ
tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; giảm tỷ lệ trễ
hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ
chức khi để xảy ra trễ hẹn. Thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối
và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình
ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện
và tận tình phục vụ nhân dân.
Bảo
đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về xác định vị
trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức
theo quy định của Chính phủ. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm cơ chế cạnh tranh
lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt
công chức, viên chức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và
xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển
cán bộ, công chức, viên chức.
Đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo điều
hành, quản lý từ thủ công truyền thống chuyển sang điện tử
Ưu tiên nguồn lực, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ xây
dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo lộ trình, trong đó tập
trung hoàn thiện khung pháp lý và các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng ứng
dụng nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo điều hành, quản lý từ thủ công
truyền thống chuyển sang điện tử và dựa trên dữ liệu số, nâng cao chất lượng
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụ công
cho người dân, tổ chức trên môi trường số.
Theo Bản tin TNMT.