Ngay sau khi Chỉ thị số 30-CT/CT
ngày 20/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường quản lý đất đai
trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Chỉ thị số 30-CT/TU) được ban hành, Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, ban cán sự
đảng, đảng đoàn, các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng và ban hành Chương trình hành động cụ
thể, phù hợp với thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị để lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện. Thông qua đó đã tạo
sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động trong mỗi cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân; công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn các huyện,
thị xã, thành phố ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp,
góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
Công
tác tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai
năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được các sở, ngành và các cấp
chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện thông qua nhiều hình thức thiết
thực, hiệu quả. Từ
năm 2017 đến nay đã tổ chức trên 160 đợt với khoảng 2.761.604 lượt người/51.486
buổi là cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân tham gia học tập pháp luật;
cấp phát 494.662 cuốn tài liệu tuyên truyền; phát 03 phóng sự trên truyền hình;
viết 12.987 tin, bài trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại
chúng, tổ chức 03 buổi tọa đàm, phát 2.130 giờ sóng truyền thanh cơ sở; tuyên
truyền 9.117 tin nhắn và tổ chức 12 cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thực hiện trợ
giúp pháp lý trên 301 vụ, trong đó số vụ tham gia tố tụng là 19 vụ với 320
người. Qua đó, Luật Đất đai và các văn
bản hướng thi hành cùng các chỉ đạo của địa phương đã được tuyên truyền để nhân
dân, các tổ chức, cá nhân nắm được và thực hiện theo pháp luật. Đến nay, nhân
dân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản nhận thức được các quy định chính của hệ thống
pháp luật đất đai. Số vụ tranh chấp,
khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai giảm theo từng năm.
Công tác cải cách hành chính, đặc
biệt là cải cách thủ tục hành chính về đất đai luôn được tỉnh Lào Cai quan tâm
chỉ đạo thực hiện; ngay từ đầu các nhiệm kỳ, Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 19-ĐA/TU
ngày 27/11/2015 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ
thống chính trị tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020”, Đề án số 14-ĐA/TU ngày
11/12/2020 về “Cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2020-2025” trong đó đặc biệt quan tâm đến cải cách hành chính trong lĩnh vực
đất đai. Các văn bản quy phạm pháp luật được thường
xuyên chỉ đạo theo dõi, cập nhật, nghiên cứu, rà soát các văn bản có chứa đựng thủ
tục hành chính để kiểm soát. Bên cạnh đó, thực hiện tốt quy định về tiếp nhận,
giải quyết TTHC về đất đai trên địa bàn tỉnh, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường luôn phối hợp tốt với cơ quan Thuế và UBND
các cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, đảm bảo thời hạn giải
quyết thủ tục hành chính.
Xác
định công tác công khai, minh bạch trong lĩnh vực đất đai là cơ sở cho người
dân tham gia bàn bạc, giám sát những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của mình. Từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực đến nay,
tỉnh đã thực hiện niêm yết công khai, đăng tải trên các trang thông tin điện tử
của tỉnh, tại Trụ sở cơ quan tài nguyên và môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã, nhà
văn hóa, khu sinh hoạt cộng đồng dân cư theo đúng quy định của pháp luật như: Bộ
thủ tục hành chính về đất đai; Bảng giá các loại đất 05 năm (2015-2019);
Bảng giá các loại đất 05 năm (2020-2025); Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất các cấp; danh sách đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận; phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư dự án...
Việc chỉ đạo thực hiện các quyền của người sử dụng
đất luôn được tỉnh Lào Cai quan tâm chỉ đạo. Trên cơ sở các quy định của pháp
luật, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016, số
02/2018/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 và số 07/2022/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 quy định
về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; mức đất xây dựng phần
mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa; tách thửa, hợp thửa
đối với đất ở, đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là căn cứ để các
cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Trong 5 năm từ năm 2017-2021, cơ
quan quản lý nhà nước về đất đai đã thực hiện thủ tục tách 2.979 thửa đất, diện
tích 303,1 ha; UBND cấp huyện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông
nghiệp sang mục đích đất ở là 1.712 thửa đất với diện tích 35,7 ha. Trình tự, thủ tục giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đất được thực hiện theo đúng quy định, từng bước khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền, không đúng đối
tượng. Đất được giao, cho thuê, chuyển
mục đích sử dụng đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
Thực hiện theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của Trung uơng, tỉnh đã ban hành
Quyết định số 3200/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 phê duyệt “Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ
các nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Đến nay, UBND tỉnh đã
phê
duyệt phương án sử dụng đất cho 5 Công ty, đang rà soát, thẩm định phương án sử
dụng đất của Vườn
quốc gia Hoàng Liên và Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa. Đồng thời, ban hành Quyết định số
86/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 phê duyệt điều chỉnh Đề án tăng cường quản lý đối với
đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào
Cai, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa
phương.
Công tác kê khai, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận được cấp ủy, chính
quyền quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Đến nay, có
152/152 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được đo đạc lập bản đồ địa
chính, trên 90,86% hộ gia đình, cá nhân và 1.657 tổ chức sử dụng đất đã được cấp
giấy chứng nhận lần đầu; đã triển khai xây dựng cơ
sở dữ liệu (CSDL) trên địa bàn 7/9 đơn vị cấp huyện, trong
đó ,có 02/9 đơn vị cấp huyện (gồm 44 xã) đã hoàn thành đưa vào vận hành sử dụng 4 thành phần CSDL đất đai, 92 xã hoàn thành xây dựng CSDL địa chính và 16 xã đang triển khai thực hiện; số thửa đất đã được xây dựng CSDL:
2.254.661 thửa; quét hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gốc: 205.242 file...
Việc xây dựng CSDL địa chính đối với huyện Văn Bàn đã hoàn thành 22/23 xã,
thị trấn; tích hợp, vận hành trên Hệ thống thông tin đất đai (Web
ELIS) phục vụ yêu cầu quản lý, tác nghiệp chuyên môn của Văn phòng Đăng ký
đất đai cấp tỉnh và Chi nhánh Văn phòng đất đai huyện Văn Bàn trên môi trường mạng; các thủ tục hành chính về đất đai như: Chuyển quyền
sử dụng đất, tách thửa, hợp thửa, các giao dịch bảo đảm, đăng ký thế chấp, xóa
thế chấp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được thực hiện trên hệ thống
cơ sở dữ liệu này.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất
đai được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm
tra theo kế hoạch hoặc thanh tra đột
xuất. Việc xử lý các trường hợp vi phạm quy
hoạch sử dụng đất tại địa phương được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp
luật, tình trạng vi phạm về đất đai cơ bản được phát hiện xử lý kịp thời, đặc
biệt là các trường hợp xây dựng nhà ở và các công trình khác trên đất chưa phù
hợp với mục đích sử dụng đất (tổng
số hộ đã xử lý, giải quyết: 4.879 hộ/8.131 hộ, đạt 60,7%). Từ năm 2017 đến nay, các cấp, ngành, địa phương đã thực hiện trên 203 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 3.153 tổ chức, cá
nhân về công tác quản lý, sử dụng đất đai; kiến nghị xử lý đối với 43 cơ quan
nhà nước, 239 tổ chức, doanh nghiệp, 633 cá nhân; phát hiện sai phạm diện tích trên
1.906,5 ha, đề nghị thu hồi nộp ngân sách số tiền 13.314,5 triệu đồng. Sau thanh
tra, kiểm tra, các tổ chức, cá nhân cơ bản đã thực hiện khắc phục các tồn tại,
sai phạm và thực hiện nộp tiền xử phạt theo quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Cấp ủy, chính quyền ở một
số địa phương cấp xã còn chưa chủ động, quyết liệt trong công tác quản lý đất
đai; còn để xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai, người sử
dụng đất còn tự ý chuyển mục đích khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Công
tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt ở một
số địa phương chưa được tốt, còn để xảy ra tình trạng sử dụng đất không đúng mục
đích, xây nhà và các công trình trái phép tại một số dự án sau khi đã được công
bố quy hoạch. Trình độ, năng lực
cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác quản lý Nhà nước chưa đáp ứng được
yêu cầu trong khi các quy định (từ Luật, Nghị định, Thông tư... ) thường xuyên
được sửa đổi, bổ sung. Công
tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nơi, có lúc chưa tốt; việc phối hợp quản lý giữa các
ngành, các cấp còn thiếu chặt chẽ; nguồn vốn bố trí cho công tác bồi thường
GPMB chưa đầy đủ, kịp thời theo dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt ảnh hưởng
đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; việc thực hiện song hành chính sách Nhà
nước thu hồi đất và doanh nghiệp tự thoả thuận còn nhiều bất cập. Việc
thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại một số địa phương chưa đáp ứng
trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định, đặc biệt là trong công tác cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục
trong công tác thu hồi hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đặc biệt là
việc công khai, minh bạch từ đó gây ra một số bức xúc cho nhân dân...
Để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới, trên cơ
sở kế thừa những kết quả đã đạt được, tỉnh chỉ đạo tập trung thực hiện các giải
pháp: (1) Tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương, xử lý kịp thời các vi phạm về đất đai trên địa bàn. (2) Chỉ đạo
thực hiện hiệu quả công tác tham mưu thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU ngày
12/12/2020 của Tỉnh ủy về tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 – 2025. (3) Thường
xuyên kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp cố ý vi phạm các quy định của
Nhà nước về đất đai. Đặc biệt việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2021-2030 đã được phê duyệt. (4) Hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu đất đai, Cơ
sở dữ liệu ngành tài nguyên môi trường. (5) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong
đó tập trung rà soát để loại bỏ các quy trình, thủ tục hành chính chồng chéo,
phức tạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
(6) Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tổng kết thực tiễn để kiến
nghị với các cơ quan Trung ương để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp Luật
Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan đáp ứng yêu cầu phát
triển toàn diện của địa phương, của vùng trong giai đoạn mới....