Ngành Quản lý đất đai, Tài nguyên và Môi trường Lào Cai - trưởng thành và phát triển
Lượt xem: 2202

Ngành Quản lý đất đai, Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

      trưởng thành và phát triển

--------

 

                                                   Mã Én Hằng

Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường

 

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, diện tích tự nhiên là 8.057 km2, dân số trên 61 vạn người, gồm 25 dân tộc, có 8 huyện, 1 thành phố, 164 xã, phường, thị trấn, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với hơn 130 mỏ và điểm mỏ, trong đó có một số mỏ có trữ lượng lớn đang được khai thác. Tài nguyên sinh học đa dạng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Tiềm năng du lịch phong phú, nhiều điểm đến hấp dẫn, tập trung tại Sa Pa, Bắc Hà và cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

          Cách ngày nay từ 12.000 năm – 18.000 năm, con người đã cư trú tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy và các cửa Ngòi Mi, ngòi Nhù. Đến thời Hùng Vương dựng nước, Lào Cai là một trung tâm kinh tế - chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng.

Thời Pháp thuộc, (tháng 3/1886, thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai), cùng với việc tập trung làm tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội, chúng chú trọng thăm dò khai thác mỏ. Nhiều mỏ được phát hiện như mỏ phấn chì ở Nậm thi, mỏ cao lãnh ở thị xã Lào Cai, mở đồng ở Làng Nhớn, mỏ Apatit ở Làng Cóc, Cam Đường, Làng Bo, mỏ đá xây dựng ở Cam Đường, Cốc San, mỏ sắt ở Dương Quỳ… Năm 1924, do tình cờ phát hiện ra mỏ Apatit, 11 đoàn thăm dò địa chất Pháp đã vào tìm kiếm, điều tra, khảo sát vùng Cam Đường khá công phu trong suốt 3 năm (1931 – 1934). Năm 1934, bản đồ trữ lượng Apatit Lào Cai được công bố. Năm 1939, những tấn quặng đầu tiên được khai thác. Trong 4 năm 1939 – 1942, thực dân Pháp đã vơ vét được 249.014 tấn quặng. Công tác địa chính chỉ tập trung điều tra đo đạc lập bản đồ phục vụ cho công tác khai khoáng. Từ năm 1939 đến 1941 Sở Địa chính Bắc Bộ đã cử Vũ Hữu Phương (1) lên Lào Cai đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 ở khu vực Lào Cai, Phố Mới khoảng 1 km2, khu vực Cam Đường, Sa Pa, Phố Lu mỗi khu vực cũng chừng 1 km2. Bản đồ mà Pháp làm có khuôn khổ 0,9 cm x 1,1 cm in Ofalite nền xanh nét trắng trên giấy Crokq, mặt sau của mảnh bản đồ còn bồi thêm một lớp vải gạc.

Tháng 11/1950 Lào Cai hoàn toàn được giải phóng, do chưa có cán bộ nên mãi đến năm 1962 Bộ Nông nghiệp có chủ trương và giúp các tỉnh miền núi hình thành công tác quản lý ruộng đất trong đó có Lào Cai. Bộ Nông nghiệp quyết định phân công công tác lên Lào Cai 2 cán bộ đó là Lương Hữu Nguyện (cán bộ chuyên ngành Đo đạc đào tạo tại trường Trung cấp Thuỷ lợi K12, quê ở xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, Thái Bình) và Đồng Quang Hào (là cán bộ chuyên ngành Thổ nhưỡng Đông hóa; quê ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên)đến Ty Nông nghiệp Lào Cai nhận công tác từ ngày 1-8-1962. Đó là 2 cán bộ đầu tiên đến Lào Cai làm công tác quản lý ruộng đất sau 12 năm Lào Cai được giải phóng.

Ông Lương Hữu Nguyện

Ông Nguyễn Đoàn Phong

Ông Đồng Quang Hào – nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Sở Quản lý ruộng đất Hoàng Liên Sơn, là 1 trong hai cán bộ đầu tiên thực hiện công tác quản lý ruộng đất ở Lào Cai.

Tháng 2 năm 1963 tỉnh có quyết định thành lập phòng Quản lý Ruộng đất trực thuộc Ty Nông nghiệp, cử ông Nguyễn Đoàn Phong (là cán bộ phòng Thuế nông nghiệp Ty Tài chính tỉnh Lào Cai lên Lào Cai từ năm 1951. Quê ở Từ Liêm – Hà Nội, học ngành Đo đạc và Bản đồ thời Pháp, trường của Sở Địa chính Bắc Bộ (Cađate du Tonkin) phụ trách phòng Quản lý Ruộng đất) và điều động đồng chí Hoàng Văn Thao (là cán bộ sơ cấp đo đạc học tại trường Thuỷ lợi Thái Bình, quê ở xã Đông Sơn – Đông Hưng – Thái Bình) là cán bộ đo đạc của Ty Thuỷ lợi Lào Cai sang công tác tại phòng Quản lý Ruộng đất của Ty Nông nghiệp. Thời gian này, có các cơ sở vật chất đầu tiên là 3 phòng làm việc, trong đó, 2 gian nhà làm việc cho cán bộ và 2 gian dành riêng cho phòng Phân tích Nông hóa. Tỉnh cũng điều cho 2 máy đo Quang học của Ty Thuỷ lợi sang cho phòng (loại máy bình bản của Hung-ga-ry). Trong thời gian từ tháng 8 năm 1962 đến tháng 2 năm 1963 hai cán bộ của phòng đã dự toán mua, xin các tỉnh hỗ trợ một số máy đo đạc cải tiến (4), giấy, bút, mực kỹ thuật, hóa chất, dụng cụ thuỷ tinh có thể phân tích được các chỉ tiêu nông hóa như N (đạm), P2O5 (lân), K2O (kali) và độ chua của đất (pH).

Tháng 3 năm 1963 đến tháng 5 năm 1963 Vụ Quản lý Ruộng đất triệu tập  một lớp tập huấn 3 tháng tại Lạng Sơn cho các tỉnh miền núi phía Bắc tỉnh Lào Cai cử cả 3 cán bộ chuyên môn đi tập huấn. Sau tập huấn tháng 6 năm 1963 cả phòng 4 cán bộ tổ chức đo đạc lập bản đồ địa chính cho xã Quang Kim, huyện Bát Xát. Sau 3 tháng đã đo đạc lập bản đồ địa chính xã Quang Kim và trên cơ sở bản đồ đã đo đạc tổ chức điều tra nông hóa thực hiện phân tích các chỉ tiêu nông hóa hoàn tất cho xã.

Như vậy, xã Quang Kim là nơi thí điểm công tác quản lý ruộng đất cũng là sản phẩm đầu tiên của ngành ở tỉnh Lào Cai. Từ kết quả này đưa ngay vào phục vụ sản xuất, thấy rõ kết quả của nó nên huyện Bát Xát và tỉnh đã có chỉ đạo tích cực cho ngành nhằm phát triển nhanh chóng ngành để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở tỉnh.

Năm 1964 tiếp tục nhờ các tỉnh cho thêm Lào Cai cán bộ và tuyển thêm công nhân cho phòng Quản lý Ruộng đất. Đến cuối năm 1964 phòng đã có 31 cán bộ công nhân được tổ chức thành các bộ phận hoặc tổ, đoàn thực hiện đo đạc, thổ nhưỡng nông hóa, vẽ bản đồ và in bản đồ.

1971 thành lập Ủy ban Nông nghiệp, các ngành thủy lợi, lâm nghiệp, nông nghiệp, kiểm lâm đều thuộc UB nông nghiệp. Phòng Quản lý ruộng đất thuộc Ủy ban Nông nghiệp Lào Cai. Thực hiện công tác quy hoạch, đo đạc, giao đất phục vụ phát triển nông nghiệp. Giai đoạn này thực hiện hoàn thành bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Lào Cai tỷ lệ 1/100.000 do ông Nguyễn Hanh (Đại học Nông nghiệp I khóa 5, tốt nghiệp năm 1965, quê Xuân Lũng, Lâm Thao, Phú Thọ) làm chủ biên.

          Từ năm 1976 do sát nhập 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, Ủy ban Nông nghiệp cũng được sáp nhập thành Ủy ban nông nghiệp Hoàng Liên Sơn. Phòng Quản lý Ruộng đất gồm cán bộ của 3 phòng gộp lại, 3 cán bộ lãnh đạo đều là phó phòng của 3 tỉnh gồm đồng chí Hoàng Văn Thao, đồng chí Đàm Hộ (là sơ cấp chăn nuôi thú y học tại trường Nông tiến Tuyên Quang; quê xã Quyết Thắng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Nguyên) và ông Trần Trung Chính (học kỹ thuật đo đạc và bản đồ ở trường của Sở Địa chính Bắc Bộ thời thuộc Pháp; quê Từ Liêm – Hà Nội, cư trú tại xã Tuy Lộc, Trấn Yên, Yên Bái), tổng số cán bộ của phòng gần 20 người và 3 phó phòng do ông Trần Trung Chính phó phòng Quản lý Ruộng đất của Yên Bái được phân công phụ trách. Ông Ngô Công Thâm là đội trưởng đội đo đạc, đội có 43 người, thực hiện đo đạc địa chính thị xã Yên Bái (không có lưới địa chính), đo đạc Lục Yên, Văn Chấn (có mốc quốc gia), đo đạc lập bản đồ được toàn bộ diện tích các nông trường, đo đạc phục vụ thủy lợi nội đồng, làm quy hoạch …

Ông Ngô Công Thâm – nguyên đội trưởng đội đo đạc, Sở Quản lý ruộng đất Hoàng Liên Sơn.

          1980 thành lập Sở Nông nghiệp, ông Nguyễn Quý Đăng giữ chức vụ giám đốc, bộ phận quản lý ruộng đất thuộc Sở Nông nghiệp có phòng Quy hoạch trong đó có đội quy hoạch, đội đo đạc, đội nông hóa thổ nhưỡng; Phòng bản đồ, Phòng phân tích. Thời kỳ này công tác quản lý đất đai phát triển mạnh, số lượng người đông có tới 80-90 người, trang thiết bị có máy đo đạc chủ yếu phương pháp bàn đạc giấy trắng, có 7-8 tổ máy, mỗi tổ máy 4 người thực hiện đo đạc địa hình gắn với các loại đất, đo bổ sung những nơi mới phát sinh do khai hoang hoặc các thay đổi về hình thể. Đã xây dựng được bản đồ tỷ lệ 1/1000 ở thị xã Nghĩa Lộ và thị xã Yên Bái, xã Tuy Lộc (vùng chuyên canh rau). Xây dựng lưới khống chế đo vẽ từng khu vực có gắn với lưới độ cao nhà nước. Đăng ký thống kê đất, quy chủ ruộng đất, lập các loại sổ sách địa chính. Đội Nông hóa thổ nhưỡng đi đào phẫu diện trên toàn tỉnh, theo mật độ quy định của bản đồ 1/100.000, đưa về phòng phân tích phẫu diện, chuyển sang phòng bản đồ xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng. Thực hiện phân hạng đất bằng các phương pháp tổng hợp các số liệu như: địa hình, thủy lợi, thành phần cơ giới, năng suất… để đánh giá chất lượng đất.

Tháng 3 năm 1983 tỉnh Hoàng Liên Sơn quyết định thành lập Sở Quản lý Ruộng đất trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Ông Hoàng Trá Quang giữ chức vụ giám đốc Sở, ông Phạm Tùng Sâm giữ chức vụ phó giám đốc Sở.

 

 Ông Phạm Tùng Sâm – nguyên phó giám đốc Sở Quản lý ruộng đất Hoàng Liên Sơn.

Các phòng chức năng có phòng Kế hoạch tổng hợp do đồng chí Đồng Quang Hào làm Trưởng phòng, phòng Điều tra cơ bản do đồng chí Hoàng Văn Thao làm Trưởng phòng, phòng Đăng ký thống kê do đồng chí Lê Kẻ Ninh làm Trưởng phòng, phòng Thanh tra do đồng chí Trần Quốc Liễu làm Trưởng phòng, Đội Đo đạc do đồng chí Nguyễn Văn Hinh làm Đội trưởng. Từ năm 1985 – 1988 có Phòng Hành chính do ông Hoàng Văn Ba làm Phó phòng. Tổng số cán bộ của Sở trong giai đoạn này có 88 người. Toàn bộ giai đoạn này Sở đều tập trung vào việc thực hiện Chỉ thị 299 của Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh và cơ bản giai đoạn này thực hiện xong Chỉ thị nêu trên. Tiếp tục thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, thống kê đất đai hàng năm. Đã đo đạc thành lập bản đồ tỷ lệ lớn (1/200; 1/500) ruộng lúa, màu, không có lưới, phương pháp đo là bàn đạc giấy trắng, can lên giấy bóng can, in thủ công (in ozalit), sau có máy in ozalit, giấy quét thuốc sẵn. Thực hiện giao đất cho dân có phiếu thửa, diện tích, tên chủ sử dụng, hạng đất, số thửa, loại đất, sổ mục kê.

          Năm 1988 tỉnh thực hiện việc sát nhập các Sở Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Quản lý Ruộng đất, Ban Định canh định cư, Thủy lợi thành Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Hoàng Liên Sơn. Công tác quản lý ruộng đất còn lại phòng Quản lý Ruộng đất do đồng chí Hoàng Văn Thao làm trưởng phòng, có chức năng tham mưu cho Sở Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh. Một số nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật được chuyển về các phòng, ban chuyên môn của Sở Nông Lâm nghiệp như công tác thổ nhưỡng thành Phòng Thổ nhưỡng thuộc xí nghiệp Quy hoạch và thiết kế Nông lâm nghiệp, công tác quy hoạch và sử dụng đất chuyển thành Phòng Quy hoạch và thiết kế Nông lâm nghiệp…

10/1991 tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành Lào Cai, Yên Bái. Bộ phận thực hiện công tác quản lý ruộng đất nằm trong Sở Nông lâm nghiệp (Ban Quản lý ruộng đất, ông Phạm Đức Thuận, phó giám đốc Sở kiêm trưởng ban, tổng số cán bộ Ban có 3 người, thực hiện công tác quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp có Viện quy hoạch thiết kế nông lâm nghiệp).

8/1994 thành lập Sở Địa chính tỉnh Lào Cai (Quyết định số 283/QĐ-UB ngày 23/8/1994 của UBND tỉnh Lào Cai). Hệ thống ngành được thành lập ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Ngành thực hiện chức năng quản lý về đất đai, đo đạc bản đồ. Lực lượng cán bộ lúc đó gồm có : Cán bộ Sở 25 người, cán bộ Trung tâm Đo đạc và quy hoạch đất đai 35 người, cán bộ địa chính cấp huyện, thị 37 người, cán bộ địa chính cấp xã 131 người. Trong đó, trình độ đại học 24 người, trung cấp 56 người. Đồng chí Phạm Đức Thuận (Đại học Nông nghiệp I, tốt nghiệp năm 1969 giữ chức vụ giám đốc Sở).

Giai đoạn 1994 – 2002 ngành tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, đội ngũ cán bộ quản lý đất đai đã phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành, đến 2002, tổ chức bộ máy của ngành gồm có cấp tỉnh có 5 phòng, 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với 76 cán bộ, cán bộ cấp huyện có 58 người, cán bộ cấp xã có 180 người.

Về chuyên môn, đã xây dựng được 1 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý đất đai, đo đạc bản đồ bao gồm hơn 20 văn bản. Điển hình là quyết định 75/2002/QĐ-UB ngày 01/3/2002, giải quyết cơ bản vấn đề giao đất ở đô thị cho người dân để chuyển hẳn sang thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất theo hình thức đấu giá; thí điểm thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tiến hành sớm nhất so với cả nước, cơ bản giao xong đất nông lâm nghiệp, đất ở nông thôn, giao xong đất cho nông lâm trường và các tổ chức. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, số hóa bản đồ, ứng dụng các chương trình quốc gia như TK2000, chương trình GIS thu thập quản lý thông tin cơ bản, biên tập, sản xuất tập atlat về tài nguyên, thiên nhiên và môi trường tỉnh Lào Cai. Đo đạc địa chính, thiết lập bản đồ địa chính trên địa bàn 3 huyện, thị xã. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ kịp thời phục vụ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng chính sách và quản lý sử dụng đất đạt yêu cầu, hiệu quả.

Ông Phạm Đức Thuận - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo định hướng thành lập các Bộ đa ngành, năm 2002 Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, tại tỉnh Lào Cai, ngày 14 tháng 5 năm 2003 Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo quyết định số 178/QĐ-UB trên cơ sở hợp nhất Sở Địa chính (là nòng cốt) với các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường, địa chất, khoáng sản, nước, khí tượng thủy văn. Cấp huyện thành lập Phòng Tài nguyên và  môi trường, cấp xã là cán bộ địa chính – xây dựng thực hiện cả nhiệm vụ Tài nguyên và môi trường. Chức năng nhiệm vụ được mở rộng, là ngành tham mưu, giúp UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên 7 lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ. Lãnh đạo Sở bao gồm : Đồng chí Phạm Đức Thuận – giám đốc Sở, đồng chí Nguyễn Ngọc Cung – phó giám đốc Sở, đồng chí Vũ Văn Điệng – phó giám đốc Sở. Năm 2004, đồng chí Hoàng Thế Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Sở, năm 2009 đồng chí Nguyễn Thành Sinh được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Sở. Đến nay, năm 2011, lãnh đạo Sở bao gồm 4 đ/c : Đồng chí Phạm Đức Thuận – Giám đốc Sở, đồng chí Mai Đình Định – Phó giám đốc Sở, đồng chí Nguyễn Hữu Đức - Phó giám đốc Sở, đồng chí Nguyễn Thành Sinh - Phó giám đốc Sở.

Năm 2003, lực lượng cán bộ tăng lên nhanh chóng do chuyển về theo các cơ quan, đơn vị được sát nhập. Cán bộ làm công tác Tài nguyên và Môi trường toàn tỉnh là 313 người, trong đó khối các phòng thuộc Sở 40, đơn vị sự nghiệp 48, cán bộ cấp huyện 54, cán bộ cấp xã 171. Hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập ở tỉnh và huyện Bảo Thắng, TP Lào Cai. Cuối 2008 thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường, Cuối 2010 thành lập Trung tâm quan trắc Môi trường. Như vậy, đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường có 7 phòng, 1 chi cục, 4 đơn vị sự nghiệp với 132 cán bộ, Cấp huyện có phòng Tài nguyên và Môi trường với 99 cán bộ, cấp xã có 300 cán bộ. Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường có 4 chi bộ trực thuộc, 52 đảng viên; các đoàn thể có Chi đoàn Thanh niên, Công đoàn cơ sở và Hội Chữ thập đỏ cơ sở.

Trong những năm qua, Sở đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành được một hệ thống văn bản quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đầy đủ, đồng bộ, kịp thời, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở cả 3 cấp làm căn cứ để giao đất, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tập trung thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác xây dựng bảng giá đất, kiểm kê, thống kê đất đai định kỳ, xác định rõ hiện trạng đất đai để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất một cách hiệu quả, khoa học, tiết kiệm. Sớm thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời tạo điều kiện công bằng cho những người sử dụng đất, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Mỗi năm, thu ngân sách từ đất toàn tỉnh đạt trên 100 tỷ đồng.

Công tác đo đạc và bản đồ đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh, đến nay, tỉnh Lào Cai đã có bộ bản đồ tỷ lệ 1/10.000 phủ trùm toàn tỉnh, đo đạc địa chính chi tiết hoàn thành 86/164 xã phục vụ công tác quản lý, giao đất. Ngoài ra, còn thực hiện đo đạc lập bản đồ phục vụ cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của tỉnh như Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường; dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; các khu công nghiệp, khu thương mại Kim Thành, các công trình nhà máy, dự án khai thác khoáng sản … Đặc biệt năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề tài thành lập Atlát điện tử bao gồm nhiều loại bản đồ, nhiều thông tin về kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, công nghiệp, nông nghiệp... đưa lên cổng giao tiếp điện tử của tỉnh để các đối tượng tra cứu.

Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản, với địa bàn rộng lớn, tiềm năng khoáng sản phong phú, Sở luôn tích cực tham mưu đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác có hiệu quả các loại khoáng sản, xây dựng quy hoạch khoáng sản của tỉnh, tham mưu cấp phép khai thác, xác định trữ lượng, phối hợp với các đơn vị trong nước và nước ngoài điều tra địa chất khoáng sản. Tổng giá trị nộp ngân sách từ khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai hàng năm đạt gần 400 tỷ đồng.

Lĩnh vực bảo vệ môi trường luôn được Sở đặc biệt quan tâm, xây dựng kế hoạch 5 năm, 10 năm cho công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, giám sát ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất, các công trình thủy điện, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường bền vững. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Tiến hành cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Lập quy hoạch quản lý tài nguyên nước, thu thập xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước làm cơ sở cho công tác quản lý.

Trong khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Sở rất tích cực ci cách hành chính, hướng v cơ s, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tăng ờng tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, nâng cao cht lượng, hiu qu hot động ca b phn tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “mt ca”, được các cấp, các ngành đánh giá cao, đi đầu trong việc xây dựng và vận hành hệ thống ISO 9001 : 2008. Những nỗ lực trong cải cách hành chính góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh những năm gần đây.

Bên cạnh đó, các mặt hoạt động của tổ chức đoàn thể, công tác thi đua khen thưởng, công tác giúp đỡ xã 135, công tác an ninh quốc phòng … được Sở quan tâm thực hiện tốt. Đảng b và các đoàn thể của Sở liên tục đạt danh hiu trong sch, vng mạnh xuất sắc. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dc, th thao được đông đảo cán bộ, công chc, viên chc tham gia và đạt thành tích cao trong các gii phong trào. Tổ chức bộ máy, cán bộ của Sở ngày càng được củng cố và tăng cường. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Ni b đoàn kết, thng nht, thc hin tt quy chế dân ch, phát huy được trí tu tp th hoàn thành thng li nhim v được giao.

Ngành Quản lý đất đai đã có 1 bề dày lịch sử, những con người gắn bó với ngành luôn tâm huyết, xây dựng ngành ngày càng phát triển. Phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, từ 1994 đến nay, Sở Địa chính, Sở Tài nguyên và Môi trường đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (2000), hạng Nhì (2005), hạng Nhất (2011) và nhiều Cờ thi đua của UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trong phong trào toàn diện, phong trào thi đua cải cách hành chính, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...

Công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường ngày càng khẳng định tính quan trọng trong đời sống xã hội, đồng thời, đây cũng là những thách thức, khó khăn trước mắt của một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, Ngành Tài nguyên và Môi trường xác định nhiệm vụ chặng đường tới là hết sức nặng nề. Với những thành tích đã đạt được trong những năm qua, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ toàn ngành, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, ngành Tài nguyên và Môi trường tiếp tục khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

------------

 

Hoàn thành bài viết này, tôi xin trân trọng cảm ơn :

- Ông Hoàng Trá Quang – nguyên giám đốc Sở Quản lý ruộng đất Hoàng Liên Sơn, hiện nay ở phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai.

- Bà Đoàn Thị Thu, nguyên cán bộ quản lý ruộng đất huyện Bảo Thắng, thời kỳ 1970. Hiện nay ở thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

- Ông Phạm Tùng Sâm – nguyên phó giám đốc Sở Quản lý ruộng đất Hoàng Liên Sơn, hiện ở thành phố Yên Bái.

-  Ông Đồng Quang Hào – nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Sở Quản lý ruộng đất Hoàng Liên Sơn, là 1 trong hai cán bộ đầu tiên thực hiện công tác quản lý ruộng đất ở Lào Cai. Hiện nay ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

 - Ông Bà Nguyễn Viết Đáp, Nguyễn Thị Quyên – nguyên là cán bộ đo đạc bản đồ giai đoạn 1963 – 1976.12 Vạn Hoa, Kim Tân, Lào Cai .

- Ông Ngô Công Thâm – nguyên đội trưởng đội đo đạc, Sở Quản lý ruộng đất Hoàng Liên Sơn. Hiện nay ở phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.

                - Gia đình ông Lương Hữu Nguyện : Bà Bùi Thị Thịnh, 56 D/ 59 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.

- Gia đình ông Nguyễn Đoàn Phong : Bà Nguyễn Thị Thu – giáo viên trường PTTH Nguyễn Huệ, Yên Bái – là con gái cả của ông Nguyễn Đoàn Phong.

 















 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập