Lào Cai ban hành Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
Lượt xem: 286

Với quan điểm đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng để phát triển kinh tế xanh; bảo tồn đa dạng sinh học vừa là giải pháp trước mắt, vừa là giải pháp lâu dài, bền vững nhằm bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo tồn đa dạng sinh học kết hợp sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; thực hiện tiếp cận hệ sinh thái trong bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học. Bảo tồn đa dạng sinh học là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Lợi ích từ đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được chia sẻ công bằng, hợp lý, phù hợp với sự tham gia, đóng góp của tổ chức và cá nhân. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để triển khai Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 số 393/KH-UBND ngày 02/12/2022 với mục tiêu nhằm điều tra, kiểm kê, quan trắc, thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ; đa dạng sinh học được bảo tồn và sử dụng bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Để thực hiện thành công mục tiêu trên và Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Kế hoạch đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm: Một là, Tăng cường bảo tồn, phục hồi và phát triển đa dạng sinh học; Hai là, Bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên, bảo vệ; Ba là, Tăng cường công tác bảo tồn nguồn gen, quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ tri thức truyền thống về nguồn gen; Bốn là, Đánh giá, phát huy lợi ích của đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; Năm là, Kiểm soát các hoạt động gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học.

Về giải pháp, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học; Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học; Bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học; Tăng cường hội nhập và hợp tác về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thực hiện Kế hoạch của tỉnh, có nhiệm vụ phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch định kỳ hàng năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Triển khai chương trình tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 9 năm 2025 và báo cáo đánh giá cuối kỳ trước ngày 31 tháng 9 năm 2030 để tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo thực hiện theo quy định./.

Phòng Tổng hợp – Đánh giá tác động môi trường















 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập