Sở Tài nguyên và Môi trường chú trọng thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở
Lượt xem: 325

    Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Đảng ủy, Ban Giám đốc luôn chú trọng thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các hoạt động của ngành.

    Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã có tác động tích cực trên nhiều mặt, lĩnh vực, tạo đồng thuận và phát huy được trí tuệ cán bộ, đảng viên trong việc xây dựng các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành thời gian qua. Thực hiện dân chủ công khai, minh bạch đúng quy định trong tuyển dụng, thi tuyển công chức, viên chức; quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng; tài chính, tài sản và giải quyết quyền lợi, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được triển khai đồng bộ, kịp thời tạo sự đồng thuận, đoàn kết, nhất trí trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan tạo khí thế thi đua, sôi nổi, đoàn kết thống nhất, phát huy được sức mạnh tập thể xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

    Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở được thành lập và kiện toàn kịp thời, do đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở là Trưởng Ban, thành viên là lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể của Sở.  Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã làm tốt vai trò, chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Sở.

    Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường đã quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong công chức, viên chức và người lao động các Chỉ thị, Kết luận của Đảng, Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở như: Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Kế hoạch số 18-KH/TU, ngày 04/3/2016 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Kết luận 120-KL/TW; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của UBTV Quốc hội (khóa XI) về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Quy chế số 17-QC/TU, ngày 04/12/2019 về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh;...

    Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được tăng cường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng lãng phí, quan liêu, cửa quyền. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị; đổi mới tác phong, lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa và công khai hóa; phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.

    Việc thực hiện QCDC ở cơ sở được gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành, triển khai thực hiện đồng bộ với các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân. Qua đó, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao hàng năm và giai đoạn 2020-2025.

    Trên cơ sở các quy định về trách nhiệm, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở đã thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tác động tích cực góp phần thay đổi nhận thức, tác phong, lề lối làm việc của công chức và người lao động tại cơ quan, nhất là việc xây dựng mối quan hệ hài hòa, gần gũi với người dân và các cơ quan, tổ chức; phát huy tối đa tính dân chủ, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết những vấn đề nảy sinh ở cơ sở, quyền và lợi ích chính đáng của công dân được đảm bảo; những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thông tin đến công chức, người lao động và người dân. Các hoạt động của cơ quan đều được thực hiện công khai, minh bạch. Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện nghiêm túc theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. Duy trì chế độ giao ban tuần, hàng tháng để nghe các phòng, đơn vị báo cáo công tác định kỳ, đề xuất phương hướng nhiệm vụ kỳ tới, Ban Giám đốc Sở bàn bạc, cho ý kiến giải quyết. Sau các cuộc họp đều có thông báo kết luận của Giám đốc Sở gửi đến các phòng, đơn vị triển khai thực hiện.

    Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đến toàn thể công chức, viên chức trong cơ quan biết thực hiện. Công chức, viên chức tự nguyện làm đơn xin nghỉ việc theo chế độ tinh giản biên chế. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy trong cơ quan, đơn vị được xây dựng và xin ý kiến của các phòng, đơn vị trong cơ quan. Việc đánh giá công chức, viên chức, người lao động được thực hiện bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.

    Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, kế hoạch chương trình công tác của cơ quan, thu chi tài chính, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức. Việc giám sát, kiểm tra thực hiện theo đúng quy định tại Điều 11, 12 Nghị định số 40/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Việc tổ chức tiếp công dân; tiếp nhận, thẩm tra và giải quyết các đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục giao đất; bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; quản lý khai thác khoáng sản; ô nhiễm môi trường được thực hiện đúng quy định, đúng thẩm quyền. 

    Hàng năm, Lãnh đạo Sở đã phối hợp với tổ chức công đoàn cơ quan tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức theo quy định, nội dung thực hiện đảm bảo theo quy định Nghị định số 04 của Chính phủ và Thông tư số 01 của Bộ Nội vụ. Tại hội nghị đã tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm, triển khai công các năm sau; thực hiện công khai tài chính, ngân sách hàng năm; lấy ý kiến của công chức, người lao động đối với Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan và các giải pháp thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.

    Bên cạnh đó, Ban Thanh tra nhân dân được thành lập theo quy định của Luật công đoàn 2012, Luật thanh tra năm 2010, Nghị định số 159/2016/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Công đoàn cấp trên. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đã bám sát vào chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên để tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; sử dụng kinh phí hoạt động, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, Nghị quyết Hội nghị công chức hàng năm; việc thực hiện chế độ tiền lương và chế độ phúc lợi đối với công chức, người lao động trong cơ quan.

    Thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan làm cho dân chủ trong cơ quan thực sự được mở rộng, phát huy quyền làm chủ của mỗi cán bộ, công chức góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh. Thông qua việc thực hiện QCDC, pháp lệnh cán bộ công chức, quy chế đánh giá cán bộ công chức từng bước đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tuyết Nhung















 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập